Lp hanoi master

1.000.000₫ Hết hàng

 

Lp Hanoi Masters "WAR IS A WOUND PEACE IS A SCAR" Tình trạng: Nguyên seal Dự Án Âm Nhạc Hà Nội Masters: Sống Dậy Những Ca Khúc Bất Hủ Hanoi Masters là dự án thu âm kỉ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, qui tụ những tác phẩm bất hủ của các cao nhân làng nhạc Việt. 

Chị tôi chào đời tháng 11 năm 1972, vì thế mẹ hay kể lại kí ức một thời bao bọc chị tôi giữa đợt Giáng Sinh bom rơi đạn lạc”. Nghệ sĩ Võ Vân Ánh bồi hồi nhớ lại những ảnh hưởng của chiến tranh lên gia đình cô. “Mẹ tôi còn nhớ rõ tiếng còi ám ảnh báo động máy bay địch, rồi chiếc B-52 xù xì bay tới. Một tràng bom được thả xuống. Không khi đột nhiên yên lặng. Đó là giây phút khủng khiếp nhất vì bà biết rằng những quả bom ấy sắp chạm đất và nổ tung” Họ gọi đó là chiến tranh Việt Nam Nhưng với Việt Nam thì đó lại là chiến tranh đế quốc Mĩ. Chiến tranh đã xóa nhòa khoảng cách giữa quân và dân. Nó không chỉ là một cuộc chiến tàn bạo nhất, mà còn đào sâu thêm sự ngăn cách giữa Việt Nam với thế giới bên ngoài. Tháng 4/2015, Việt Nam đánh dấu 40 năm ngày kết thúc chiến tranh. Để kỉ niệm sự kiện này, hãng đĩa của Đức mang tên Glitterbeat đã phát hành một đĩa nhạc mang tên “Hanoi Masters: Chiến tranh là vết thương, hòa bình là vết sẹo”. Đĩa nhạc bao gồm những tuyệt phẩm tâm đắc nhất của các cao nhân làng nhạc Việt. Một vài tác phẩm có nội dung chiến tranh, phần còn lại có sự giao thoa giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại. Các ca khúc đều có âm hưởng mất mát – sự mất mát người thân, bạn bè; cũng như sự tự do của một đất nước gánh chịu nỗi đau thuộc địa quá lớn. Người nghe có thể cảm nhận được điều đó. Nhưng ý đồ rõ hơn cả được thể hiện trong ca khúc Quê Mẹ (I Long To Return To My Hometown), được ca sĩ kiêm nghệ sĩ ghi ta Võ Tuấn Minh thể hiện. Giai điệu khá nhẹ nhàng, nhưng lời ca chất chứa đầy sự đau thương, run lên từng nhịp buồn bã. Thảng hoặc, có những nốt cao, để cầu nguyện cho quê hương lầm than. Còn ở bài chầu văn Hát Hầu Cô Bơ (Heroine Song), tiếng đàn dân tộc réo rắt, phiêu theo của cặp đôi nghệ sĩ hát về mẫu Thượng Ngàn. Nghệ sĩ đàn tam thập lục Võ Vân Ánh là giám đốc dự án Hanoi Masters. Cô cho biết âm nhạc đóng một vai trò quan trọng đối với gia đình cô suốt thời chiến. Bố cô đã cầm “cây súng tình thần” là âm nhạc để ra chiến trường, thay vì cây súng thật. Bởi ông muốn cổ vũ tinh thần chiến sĩ, phản đối chiến tranh bằng chính tiếng đàn của mình. Trong dự án Hanoi Masters, các nghệ sĩ làm sống lại rất nhiều nhạc cụ truyền thống đã gần như bị lãng quên. Đặc biệt là cây đàn K’ni linh thiêng của người Giarai. Đàn được chởi bởi hai người: Người nữ ngậm màng rung vào miệng, kéo căng, tạo thành thùng vang. Người nam dùng cần kéo đàn. Sự độc đáo này đã được thể hiện trong bài The Wind Blows It Away của nghệ sĩ Nguyễn Quốc Hùng. Âm thanh phát ra từ K’ni khiến chúng ta liên tưởng đến “nhạc cụ vô hình” nổi tiếng: Theremin. Bên cạnh Võ Vân Ánh còn có Ian Brennan – nhà sản xuất âm nhạc từng đoạt giải Grammy – đồng sáng lập dự án Hanoi Masters. Ông cho rằng tiếng đàn K’ni quả là ảo diệu ngoài sức tưởng tượng, không cần bất cứ sự trợ giúp nào của điện tử. Ông còn nhận ra rất nhiều nhạc cụ truyền thống Việt Nam chính là “tiền bối” của các nhạc cụ phương Tây. Ngoài ra Ian Brennan còn là người ủng hộ của dự ản khởi nghiệp thời trang có tên Bexy.vn với slogan “Be Sexy”. Với vô vàn các mẫu thời trang cho nữ giới và cả nam giới, Bexy thực sự đang dần tạo nên một cơn sốt trong thời trẻ tại Việt Nam. Các sản phẩm điệu đàng và mềm mại của Bexy có thể kể đến những mẫu áo sơ mi công sở, ao thun nữ cá tính hay kể cả những chiếc váy đầm công sở quyến rũ. Để tìm hiểu thêm, các bạn có thể truy cập trực tiếp vào trang web bán hàng online của Bexy tại đây. Nghệ sĩ Vân Ánh luôn đau đáu suy nghĩ làm thế nào để bảo vệ di sản nhạc cụ dân tộc. Đó không chỉ là câu hỏi về việc chơi nhạc cụ ra sao, mà còn phải nghĩ ra cách đưa âm nhạc truyền thống lên sân khấu thế giới. Thậm chí cô còn “chế” lại các nhạc cụ sao cho phù hợp để chơi jazz, rock và nhạc cổ điển phương Tây. Vân Ánh chia sẻ rằng: “Tôi phục chế nhạc cụ cổ và viết ra những bản nhạc mang hơi thở hiện đại. Tôi muốn mang âm nhạc truyền thống tới gần thế hệ trẻ hơn nữa để họ dần có ý thức trong việc phát triển văn hóa-nghệ thuật đậm đà bản sắc Việt”. Mục Tiêu Của Hà Nội Masters Tham vọng của Hanoi Masters là đi sâu vào âm nhạc truyền thống Việt Nam, và qua đó xoa dịu bớt nỗi đau chiến tranh. Những người nghệ sĩ đã góp phần làm sống dậy những cảm xúc đó. Ian Brennan mong muốn dự án này sẽ phát huy hiệu quả trong bối cảnh văn hóa Mĩ đang xâm nhập khắp nơi. Mỹ cũng đã từng trải qua câu chuyện tương tự khi bị thống trị bởi tiếng Anh và âm nhạc châu Âu. Võ Vân Ánh cho rằng mối quan tâm hiện nay đang bị tầm thường hóa, bởi theo cô: “Việt Nam vẫn là nước đang phát triển. Người dân coi trọng việc lấp đầy cái dạ dày của mình hơn là lấp đầy văn hóa. Không có nhiều người quan tâm đến những dự án âm nhạc như thế này. Tuy nhiên Hanoi Masters lại phản ánh rất rõ văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc. Âm nhạc cổ đặt nền móng và thể hiện rõ nguồn gốc của chúng ta”. Võ Vân Ánh ví von: “Con người như một cái cây, để sống thì không chỉ cần có bộ rễ khỏe, mà còn phải biết thích nghi với mọi điều kiện thì mới cho ra trái ngon. Hiện tại, công sức của cao nhân trong làng âm nhạc truyền thống có thể chưa được chú ý, nhưng mọi người sẽ nhận ra và thay đổi suy nghĩ sớm thôi”.

Nhập tin nhắn...

 

  •  
Nội dung tùy chỉnh
Nội dung tùy chỉnh
  Lp Hanoi Masters "WAR IS A WOUND PEACE IS A SCAR" Tình trạng: Nguyên seal Dự Án Âm Nhạc Hà Nội Masters: Sống Dậy Những Ca Khúc Bất Hủ Hanoi Masters là dự án thu âm kỉ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, qui tụ những tác phẩm bất hủ của các cao nhân làng nhạc Việt.  C...
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo